Di tích lịch sử Cây số 7 Tài Lương
Di tích lịch sử Cây số 7 Tài Lương
Di tích lịch sử Cây số 7 Tài Lương

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 7:00 CH

Địa chỉ: QL1A Phường Hoài Thanh Tây, Thị xã Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định

Di tích lịch sử Cây số 7 Tài Lương là bia tưởng niệm những đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong cuộc biểu tình năm 1931. Đây là cuộc biểu tình đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 của tỉnh Bình Định. Từ ngày 22 – 23/7/1931, đoàn biểu tình hơn 3 nghìn người từ các hướng tập trung thành các cánh quân sôi sục tiến về phủ đường Bồng Sơn. Đoàn biểu tình tiến đến đâu đều trấn áp đoàn phu, đốt trụi các điếm canh dọc đường. Khoảng 1h30 sáng ngày 23/7/1931, khi đoàn biểu tình kéo đến Cây số 7 Tài Lương thì bị binh lính địch chặn lại, đơn vị này vừa được điều động từ Quy Nhơn ra để đối phó với cuộc biểu tình. Gặp lực lượng địch mạnh, đoàn biểu tình không nao núng, càng siết chặt đội ngũ, kiên quyết tiến lên. Lập tức binh lính địch xông vào đoàn biểu tình giật cờ, băng và xả súng vào đoàn người. 13 Đảng viên và quần chúng đã hy sinh, một Đảng viên bị kết án tử hình, 3 Đảng viên bị ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Di tích lịch sử Cây số 7 Tài Lương là bia tưởng niệm những đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong cuộc biểu tình năm 1931. Đây là cuộc biểu tình đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 của tỉnh Bình Định. Từ ngày 22 – 23/7/1931, đoàn biểu tình hơn 3 nghìn người từ các hướng tập trung thành các cánh quân sôi sục tiến về phủ đường Bồng Sơn. Đoàn biểu tình tiến đến đâu đều trấn áp đoàn phu, đốt trụi các điếm canh dọc đường. Khoảng 1h30 sáng ngày 23/7/1931, khi đoàn biểu tình kéo đến Cây số 7 Tài Lương thì bị binh lính địch chặn lại, đơn vị này vừa được điều động từ Quy Nhơn ra để đối phó với cuộc biểu tình. Gặp lực lượng địch mạnh, đoàn biểu tình không nao núng, càng siết chặt đội ngũ, kiên quyết tiến lên. Lập tức binh lính địch xông vào đoàn biểu tình giật cờ, băng và xả súng vào đoàn người. 13 Đảng viên và quần chúng đã hy sinh, một Đảng viên bị kết án tử hình, 3 Đảng viên bị kết án tù chung thân, 20 Đảng viên bị lưu đày lên nhà lao Buôn Mê Thuộc, 11 đồng chí bị đày lên ngục Kon Tum, 47 đồng chí bị giam cầm tại nhà lao Bình Định và hàng trăm quần chúng bị giam cầm tại nhà lao Phù Ly. Cuộc biểu tình đã được “Lịch sử Đảng bộ Bình Định” đánh giá: “Tiêu biểu cho khí thế đấu tranh của công nông Bình Định trong cao trào 1930-1931”!

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Điểm đến

Giải trí